UBND TỈNH HẬU GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
LUNG NGỌC HOÀNG
Số: Hậu Giang, ngày tháng năm
BÁO CÁO
Kết quả triển khai thực hiện Quy chế Dân chủ năm 2020
và kế hoạch thực hiện năm 2021
---------------------
I. Kết quả triển khai thực hiện Quy chế Dân chủ năm 2020
Căn cứ Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) năm 2020 của Đảng ủy Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Đơn vị đã tổ chức triển khai thực hiện và được đánh giá kết quả cụ thể như sau:
1. Về tổ chức thực hiện:
Được sự quan tâm, đạo trực tiếp của Đảng ủy trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở, đơn vị xem đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Vì vậy, mọi hoạt động của đơn vị đều được công khai dân chủ từ công tác quản lý điều hành, xây dựng cơ bản, chế độ tài chính, kế toán, chi tiêu nội bộ đến các chế độ chính sách đối với viên chức và người lao động.
Thực sự phát huy quyền làm chủ của viên chức và người lao động gắn liền với việc đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong cơ quan.
Tiếp tục tăng cường quán triệt thực hiện Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; quán triệt thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh việc thực hiện QCDC cơ sở gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị nhất là thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Công tác phổ biến, tuyên truyền về thực hiện QCDC tại cơ quan, đơn vị cũng được thực hiện thường xuyên, nhất là công tác tuyên tuyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/6/2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 10/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về việc nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện đạo đức, tác phong; xây dựng lề lối làm việc khoa học, hiệu quả; công khai, dân chủ”. Công tác tuyên truyền được lồng ghép trong các cuộc hội nghị chuyên đề báo cáo viên hàng tháng và các cuộc họp của Đảng, chính quyền, đoàn thể hàng tháng, quý; thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện QCDC ở các đơn vị trực thuộc và trong bộ máy lãnh đạo cùng cấp.
Đặc biệt là việc triển khai thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2020. Công tác triển khai đã được 100% cán bộ, đảng viên và viên chức tham gia học tập.
Tiếp nhận và triển khai thực hiện nhiều văn bản, chỉ thị khác của cấp trên, triển khai các chuyên đề báo cáo viên, thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ và các chủ trương về xây dựng cơ bản có liên quan đến Khu bảo tồn. Các văn bản, quy định của Khu bảo tồn như: Quy chế làm việc, Nội quy cơ quan và Quy chế về chi tiêu nội bộ cũng được tổ chức lấy ý kiến đóng góp, sửa đổi, bổ sung đúng theo quy trình trước khi phát hành và triển khai thực hiện.
2. Thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan:
Đơn vị đã công khai đưa ra tập thể bàn thống nhất các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung nguồn thu cho đơn vị, công khai kế hoạch chi tiêu và quy chế chi tiêu nội bộ năm 2020. Các bộ phận chuyên môn thực hiện quản lý các dự án đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, sử dụng vốn ngân sách đúng mục đích, đều có công khai minh bạch. Công khai minh bạch trong việc chi tiêu tài chính, trong mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện hoạt động và đấu giá mua, bán đúng theo quy định.
Thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị, công khai minh bạch và thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với người lao động; đảm bảo thời gian làm việc và giờ nghỉ của cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật. Có chính sách ưu đải đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức.
Việc đánh giá cán bộ, viên chức, đề bạt bổ nhiệm, giải quyết cho thôi việc, nghỉ việc đều được thực hiện công khai minh bạch và thực hiện theo chức năng, quyền hạn của giám đốc trên cơ sở Luật Lao động và các quy định, nghị định hướng dẫn của Chính phủ. Về quy hoạch cán bộ, đơn vị cũng thường xuyên thực hiện việc rà soát bổ sung vào quy hoạch đúng theo Hướng dẫn số 02-HD/BTCTU ngày 29/3/2017 về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Hằng tháng Ban Giám đốc đều tổ chức họp giao ban các phòng chức năng và cán bộ chủ chốt để nắm bắt, nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện tháng qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ thực hiện cho tháng tới, nêu các giải pháp nhằm thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
Ban Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra hoạt động của cấp dưới và chịu trách nhiệm về sự chỉ đạo của mình đối với cấp dưới. Kịp thời thông tin về những chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước, tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài v.v…
3. Thực hiện dân chủ trong quan hệ giải quyết công việc với công dân và cơ quan, tổ chức:
Thường xuyên giữ tốt mối quan hệ với chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề về an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy rừng, vấn đề dân lấn chiếm đất rừng và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Phối hợp với địa phương trong việc xây dựng và củng cố hoạt động của các tổ nhân dân tự quản.
Khi công dân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc cá nhân cán bộ, viên chức được phân công giải quyết đều thể hiện trách nhiệm và giải quyết công việc đúng thẩm quyền, nghiên cứu kỹ sự việc, giải quyết nhanh và đúng quy định của pháp luật. Đồng thời khi giải quyết công việc đều đảm bảo bí mật nhà nước, bí mật của đơn vị, bí mật công tác và bí mật của đơn thư yêu cầu giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Tham gia đối thoại trực tiếp, trả lời đơn thư khiếu nại về đất đài của dân; trả lời bằng văn bản đến các hộ dân khiếu nại về đất gốc.
Đối với cơ quan cấp trên luôn đảm bảo chế độ thỉnh thị báo cáo và chấp hành báo cáo khi có yêu cầu đột xuất.
4. Nhận xét đánh giá chung:
* Về ưu điểm:
Việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan đã tạo ra sự cởi mở hơn, củng cố thêm lòng tin, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của cán bộ, viên chức, từ đó tạo thêm động lực thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị. Làm chuyển biến về ý thức và phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên, chính quyền, đoàn thể, tôn trọng lẫn nhau và có trách nhiệm cao hơn. Có tác động tích cực tới việc xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của các đoàn thể.
Thông qua Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, thời gian qua hầu hết cán bộ, viên chức đều thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, có ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng, kế hoạch của Ban Giám đốc, thực hiện đúng các nội quy, quy chế, quy định của cơ quan đề ra. Cán bộ, đảng viên luôn thể hiện tính gương mẫu trong việc giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, thực hiện nghiêm Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, quy định về những điều đảng viên không được làm, tuyệt đối giữ bí mật của Nhà nước, của cơ quan, thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác, luôn hoàn thành nhiệm vụ, có quan điểm vững vàng, tích cực trong thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.
Mỗi cán bộ, viên chức đều thể hiện quyền làm chủ, trình bày chính kiến của mình đối với lãnh đạo, được quyền bảo lưu ý kiến của mình và chấp hành tuyệt đối sự phân công của lãnh đạo. Tự đánh giá phân loại, tự phê bình, kiểm điểm và luôn luôn có tính tự giác, cầu thị trong nhìn nhận khuyết điểm.
* Những yếu kém, tồn tại:
Tuy nhiên, kết quả việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị còn những mặt chưa vững chắc. Việc giám sát, kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ còn nhiều hạn chế, chưa gắn Quy chế dân chủ với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị. Công tác giáo dục về dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ trong đơn vị chưa thường xuyên, liên tục. Trường hợp lợi dụng dân chủ vẫn xảy ra, một số ít trường hợp cá nhân lợi dụng dân chủ cố ý đả kích phát biểu thiếu tinh thần trách nhiệm.
II. Kế hoạch thực hiện năm 2021:
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục có hiệu quả những mặt còn yếu kém trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị. Hướng tới cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp giữa Cấp ủy với Ban Giám đốc để thực hiện tốt QCDC cơ sở; tiếp tục quán triệt Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập; làm tốt công tác tuyên tuyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/6/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 10/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện đạo đức, tác phong; xây dựng lề lối làm việc khoa học, hiệu quả; công khai, dân chủ. Xem việc thực hiện QCDC là nhiệm vụ thường xuyên của Cấp ủy và toàn bộ hệ thống chính trị.
2. Đưa công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vào nề nếp, gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, từng mặt công tác và trách nhiệm của từng cá nhân, trước hết là người đứng đầu. Cần phát huy tốt vai trò chủ động vận động cán bộ, đảng viên, viên chức trong giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, trong hoạt động của đơn vị.
3. Người đứng đầu cấp ủy, Ban Giám đốc đến cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện dân chủ; giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của tập thể cán bộ, viên chức. Đưa việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị thành một tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá cán bộ, viên chức và xét thi đua khen thưởng. Thực hiện tốt chế độ lấy ý kiến tập thể trước khi ban hành các chủ trương, các dự án đầu tư phát triển có tính chất quan trọng, liên quan đến đời sống của cán bộ, viên chức và người lao động ở đơn vị, trong phân loại cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng cũng như trong công tác cán bộ.
4. Tạo điều kiện cho các thành viên trong đơn vị phát huy quyền làm chủ, trên cơ sở thực hiện Quyết định số 217, 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.
5. Nghiên cứu dự thảo mới các quy chế đã ban hành cho phù hợp với Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị, như: Nội quy, quy chế làm việc, quy tắc ứng xử trong cán bộ, viên chức v.v...
Trên đây là báo cáo về kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2020. Báo cáo trình trước Hội nghị viên chức năm 2021./.
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
- Ban Giám đốc;
- Đảng ủy KBT;
- Công đoàn cơ sở KBT; ( Đã ký)
- Đoàn thanh niên;
- Phòng, Đội, Trạm bảo vệ rừng;
- Lưu VT. Lư Xuân Hội